Giãn tĩnh mạch - Bệnh lý ngày càng xuất hiện nhiều

Giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại biên. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, thậm chí nhiều trường hợp phải đoạn chi vì viêm nhiễm nặng. Xã hội càng phát triển, lối sống sinh hoạt của chúng ta cũng ảnh hưởng hơn đến hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, dẫn đến tình trạng bệnh giãn tĩnh mạch ở chân xuất hiện ngày càng nhiều

Nguyên nhân bệnh giãn tĩnh mạch

Yếu tố di truyền: Theo thống kê thì khoảng 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ mắc bệnh.

  • Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, quá trình thai nghén và sở thích mang giày cao gót.
  • Tuổi cao: Tuổi càng cao thì nguy cơ giãn tĩnh mạch càng cao.
  • Nghề nghiệp: các nghề phải đứng quá lâu hay ít vận động như giáo viên, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng,...
  • Khối lượng cơ thể: gây tác động lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân

Sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.

Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột hay phải nằm bất động lâu trong gãy xương... cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.

>>> Xem thêm: BỒN NGÂM CHÂN BEURER FB35

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

Bệnh có rất nhiều mức độ, giai đoạn, trong từng thời điểm, bệnh nhân sẽ thấy những dấu hiệu khác nhau của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Song, có một số dấu hiệu phổ biến mà người bệnh thường gặp phải.

Dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường tỏ ra chủ quan với các triệu chứng của bệnh, ví dụ như chân hay có cảm giác nóng rát, tê và nặng chân, đặc biệt là phần bắp chân. Bên cạnh đó, một số người còn gặp tình trạng chuột rút chân, hiện tượng này thường xảy ra vào buổi tối đi ngủ khiến người bệnh cực kỳ khó chịu.

Càng ngày, những triệu chứng này càng rõ rệt, người bệnh thường xuyên bị sưng đau chân, nhất là vùng mắt cá chân. Nếu như phải vận động mạnh hoặc đứng quá lâu, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt một số dấu hiệu kể trên.

>>> Xem thêm: MÁY MASSAGE MINI BEURER MG16

Dấu hiệu thường gặp khi bệnh đã tiến triển nặng

Nếu bạn không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh trong giai đoạn chúng mới hình thành thì các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong đó, tĩnh mạch bắt đầu giãn lớn, phình to, chúng ta có thể sờ và nhìn thấy rất rõ. Khi chạm vào chỗ bị sưng thì bạn cảm thấy đau đớn, đặc biệt là vào mùa lạnh.

Một số bệnh nhân khi tìm đến Thiết bị y tế Minh Hưng đã bị suy giãn tĩnh mạch chân còn gặp tình trạng sưng tấy chân, thậm chí là nhiễm trùng, da phù nề. Nếu như bạn không đi khám sớm thì vết nhiễm trùng đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe. Càng ngày, chúng càng loét sâu hơn và lan sang các vùng da xung quanh.

Giãn tĩnh mạch và cách điều trị hiệu quả tại nhà

  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu tốt hơn, tránh hiện tượng máu tích tụ tại một vị trí nào đó trong mạch máu. Tập thể dục cũng giúp giảm huyết áp, vì huyết áp cao gây áp lực lên các mạch máu. Các hình thức luyện tập vừa sức cho người bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm: Bơi lội, đi dạo, đạp xe, yoga.
  • Dùng tất chuyên dụng: Tất (vớ) giãn tĩnh mạch có bán ở nhiều hiệu thuốc. Tất cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân thông qua việc tạo áp lực hợp lý lên chân để các tĩnh mạch ở đây đỡ bị giãn nở thêm. Sản phẩm này giúp hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc điều hướng máu lưu thông về tim.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid như các loại rau củ, trái cây, cacao, tỏi để cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực động mạch, thư giãn các mạch máu. Chú ý bổ sung nhóm thực phẩm giàu kali có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể như hạnh nhân, hạt hồ trăn, đậu lăng, đậu trắng, khoai tây, cá hồi, cá ngừ,…

Ngoài ra, người bị giãn tĩnh mạch chân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ vì chúng giúp ngăn ngừa táo bón, hạn chế tình trạng ách tắc trong ruột gây áp lực nặng nề hơn lên các mạch máu.

Thay đổi thói quen sinh hoạt: Kê chân cao khi nằm nghỉ hoặc nâng cao chân mọi lúc mọi nơi khi có thể, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu, quấn chân bằng thun hoặc đi tất thun, tập hít thể sâu, chăm massage cơ thể nhẹ nhàng, sử dụng thường xuyên máy đo huyết áp cổ tay Omrom hoặc máy đo huyết áp bắp tay Microlife… Hãy xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh từ những thói quen tốt: ngâm chân nước nóng mỗi tối hay ăn nhiều rau củ quả,.. sẽ giúp bạn tránh xa bệnh giãn tĩnh mạch.

>>> Xem thêm: MÁY MASSAGE XUNG ĐIỆN AUKEWEL AK-2000V

THIẾT BỊ Y TẾ MINH HƯNG - TRỢ THỦ SỨC KHỎE CHO MỌI NHÀ

Thiết Bị Y Tế Minh Hưng
Thiết Bị Y Tế Minh Hưng
0901145200