Uống cà phê có ảnh hưởng đến huyết áp cao?

Một công trình nghiên cứu vừa chứng minh một cách rõ ràng rằng cà phê, một ít lâu sau khi được uống, gây nên một sự tăng cao nhanh của huyết áp. Vậy không phải là vô ích khi kiểm chứng xem cà phê có thể gây nên tăng huyết áp về lâu về dài hay không?

Cà phê Việt Nam được đánh giá ngon nhất thế giới
Những yếu tố dinh dưỡng được biết rõ làm gia tăng nguy cơ cao huyết  áp là sự thừa sodium, sự thiếu hụt tương đối potassium, và uống rượu quá độ. Những mối tương quan này đã được xác lập rõ. Nhưng thế  đối với cà phê thì sao?

Những hậu quả về sau

Thay vì hướng vào huyết áp động mạch, chúng ta cũng có thể quan tâm đến phần cuối của chuỗi bệnh lý: cà phê có gây nên một sự gia tăng số các sự cố hay những bệnh tật không? Câu trả lời là không, nhưng cần nói thêm rằng về chủ đề này chúng ta chỉ có những công trình nghiên cứu thuộc loại dịch tễ học chứ không phải can thiệp (interventionnel). Vậy ta có thể ghi nhận rằng vào giai đoạn kiến thức dịch tễ học của chúng ta hiện nay, cà phê không làm gia tăng nguy cơ bị bệnh động mạch vành và không có một ảnh hưởng nào lên tiên lượng sau nhồi máu cơ tim.

Vài công trình nghiên cứu cho thấy một mối liên hệ nghịch giữa việc tiêu thụ cà phê và mức độ mắc phải những vấn đề động mạch vành; mặt khác cũng nhận xét đã được thực hiện về mối liên quan giữa cà phê và bệnh đái đường. Nhưng một lần nữa, những công trình nghiên cứu dịch tễ học này không cho phép chứng minh một mối liên hệ nhân quả: dầu sao cũng có thể rằng những người bị những vấn đề tim hay đái đường, uống ít cà phê hơn vì lý do này hay lý do khác, điều này được thể hiện bởi mối quan hệ nghịch trong các công trình nghiên cứu.

Một cách tổng quát, có những chỉ dẫn khiến nghĩ rằng cà phê ảnh hưởng lên nguy cơ bị cao huyết áp theo một đường cong hình chữ U: những người không uống cà phê cũng như những người uống nhiều (>4 – 6 ly mỗi ngày) đều có một nguy cơ thấp, trong khi nguy cơ này cao hơn giữa hai tình huống. Những công trình nghiên cứu can thiệp (études interventionnelles) cho thấy rằng cà phê có thể gây nên một sự tăng nhẹ của huyết áp. Nhưng như đã nói trên đây, những nghiên cứu này chỉ được thực hiện trong một thời gian hạn chế, với tối đa là 12 tuần. Sự gia tăng là khá thấp: khoảng 2mmHg đối với huyết áp tâm thu và 1mmHg đối với huyết áp tâm trương với những liều lượng mỗi ngày từ 300 đến 800mg (hoặc khoảng 3-8 tách cà phê mỗi ngày). Những người trẻ nhạy cảm hơn đối với tác dụng cao huyết áp. Một công trình nghiên cứu khác xác lập sự khác nhau rõ ràng giữa cà phê dùng nguyên như vậy và caféine, được cho chịu trách nhiệm tác dụng lên huyết áp. Nơi những người đã uống những viên thuốc chứa caféine, sự gia tăng được quan sát của huyết áp là 4 lần cao hơn so với những người uống những tách cà phê với một liều lượng caféine tương tự.

Như vậy có cái gì khác với caféine trong cà phê đã ảnh hưởng lên huyết áp. Cà phê đặc biệt chứa potassium, magnésium, manganèse và một lượng cao polyphénols. Trong các chất này, chỉ có potassium đã chứng tỏ có một tác dụng đáng kể lên huyết áp, nhưng cũng không loại trừ những thành phần khác cũng bù lại tác dụng của caféine.

Tóm lại, có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng cà phê không có tác dụng thật sự lên huyết áp. Vậy hiện nay không có một luận cứ thuyết phục nào cho rằng nếu ta muốn ngăn ngừa cao huyết áp thì cần phải tránh cà phê.

Cách phát hiện bệnh tăng huyết áp

Chỉ có một cách duy nhất, đơn giản và dễ thực hiện để biết có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp định kỳ. Mỗi người cần biết rõ số đo huyết áp như số tuổi của mình.

Đo huyết áp có thể được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám hoặc tại nhà. Máy đo huyết áp có thể là loại máy đo cột thủy ngân, máy đo loại đồng hồ hay máy đo tự động. Tuy nhiên cần sử dụng loại băng đo huyết áp cuốn ở cánh tay. Nếu đo tại nhà cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn của nhà sản xuất máy và cần phải biết cách đo huyết áp đúng.

Có một chiếc máy đo huyết áp tại nhà và kiểm tra thường xuyên là điều vô cùng cần thiết. Và sản phẩm Máy đo huyết áp cổ tay Omron HEM-6232 là máy đo huyết áp cổ tay duy nhất có chức năng kết nối với điện thoại thông minh thông qua Bluetooth. Ứng dụng Omron Connect có thể chuyển dữ liệu sang điện thoại thông minh của bạn một cách dễ dàng. 

Máy đo Huyết áp Cổ Tay Omron HEM-6232

Việc phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được các biến chứng khôn lường, nhất là tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim… và các căn bệnh nguy hiểm khác.

Đừng quên thường xuyên truy cập thietbiyteminhhung.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin tư vấn máy đo huyết áp hữu ích khác nhé. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

Hãy nhanh tay liên hệ 0901.145.200 để được đội ngũ nhân viên năng động và nhiệt tình của Thiết bị Y tế Minh Hưng - Thiết bị Y tế Đà Nẵng  tư vấn miễn phí về Máy đo huyết áp tại Đà Nẵng. Minh Hưng sẽ mang đến những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe của bạn. Hãy để Minh Hưng đồng hành để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình bạn ! Chúc các bạn sức khỏe.

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết của Thiết bị Y Tế Minh Hưng!

Mua Máy đo huyết áp chính hãng tại chuỗi cửa hàng của chúng tôi:

Mời bạn tham khảo một số mẫu huyết áp bán chạy nhất tại Thiết Bị Y Tế Minh Hưng - Thiết Bị Y Tế Đà Nẵng

>>> Xem thêm: MÁY ĐO HUYẾT ÁP OMRON HEM 7120

>>> Xem thêm: MÁY ĐO HUYẾT ÁP MICROLIFE BP A3 BASIC

>>> Xem thêm:BỘ ĐO HUYẾT ÁP ALPK2 [LIÊN DOANH]

>>> Xem thêm:MÁY ĐO HUYẾT ÁP BẮP TAY ALPK2 - 231

Scan QR code để kết nối ngay.

ZALO

FACEBOOK

 

Thiết Bị Y Tế Minh Hưng
Thiết Bị Y Tế Minh Hưng
0901145200