Xơ gan và tăng huyết áp tĩnh mạch cửa

Xơ gan và tăng huyết áp tĩnh mạch cửa 1

 

Xơ gan là bệnh gì?

Xơ gan là bệnh lý về gan có cơ chế chính là sự phát triển của tổ chức sẹo gây xơ hóa. Nho mô gan có thể tự hồi phục sau các tổn thương, nhưng có một số tổn thương không thể phục hồi hình thành các mô sẹo. Khi xơ gan tiến triển đồng nghĩa với việc xuất hiện nhiều mô sẹo làm chức năng gan suy giảm thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc xơ gan phải kể tới như:

  • Người bệnh viêm gan siêu vi mạn tính là đối tượng có nguy cơ hàng đầu mắc xơ gan
  • Uống quá nhiều rượu bia trong thời gian dài
  • Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc xơ gan
  • Gan nhiễm mỡ: Khi quá nhiều chất béo tích tụ trong gan làm tăng nguy cơ mắc xơ gan
  • Nguy cơ ít gặp gây xơ gan có thể gặp như: bệnh di truyền như bệnh Wilson hoặc viêm gan tự miễn, tiếp xúc với hóa chất độc hại, hiễm trùng, sử dụng thuốc kháng sinh hay dị tật bẩm sinh…

Người bệnh xơ gan thường không có triệu chứng rõ rệt cho tới khi các tổn thương lan rộng. Một số dấu hiệu muộn bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng
  • Buồn nôn, sụt cân
  • Sưng phù ở chân, bàn chân, mắt cá, dễ chảy máu hoặc bầm tím
  • Vàng da, vàng mắt
  • Xuất hiện các mạch máu mạng nhện trên da hoặc đỏ ở lòng bàn tay
  • Tắt hay trễ kinh bất thường không do thai kỳ hay mãn kinh ở phụ nữ
  • Nam giới giảm ham muốn, teo tinh hoàn hoặc có hiện tượng nhũ hóa tuyến vú

Bệnh xơ gan và tăng huyết áp tĩnh mạch cửa

Xơ gan được chia làm 2 loại: Xơ gan còn bù và mất bù. Ở giai đoạn xơ gan còn bù, gan vẫn có thẻ tiếp tục thực hiện hầu hết chức năng của nó trong khi có sẹo trong cấu trúc. Tuy nhiên, khi xơ gan tiến triển sang giai đoạn mất bù, chức năng gan bị ảnh hưởng nặng nề. Trong giai đoạn này, một trong những  triệu chứng nặng nhất là tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Trong cơ thể người, động mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ tim tới các cơ quan và tĩnh mạch thực hiện nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan về tim. Tĩnh mạch cửa nhận nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan bao gồm dạ dày, ruột non, ruột già, tuyến tụy, lách đến gan. Sau khi nhận máu từ tĩnh mạch cửa vận chuyển tới, gan thực hiện chức năng lọc và đào thải những chất độc khác có trong máu ra khỏi cơ thể.  Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là tình trạng huyết áp tĩnh mạch cửa tăng cao, >10mmHg, trong khi thông thường chỉ số này là từ 3 – 6 mmHg.

Bệnh xơ gan và tăng huyết áp tĩnh mạch cửa 1

Xơ gan làm chức năng gan suy giảm và gây tăng áp tĩnh mạch cửa

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là biến chứng thường gặp. Đây là tình trạng xơ gan làm chậm lưu lượng máu và gây sức ép lên tĩnh mạch cửa. Điều này gây ra cao huyết áp và được gọi là cao huyết áp tĩnh mạch cửa.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan có thể gây xuất huyết tiêu hóa và là nguyên nhân dẫn tới tử vong hàng đầu ở người bệnh xơ gan nếu không có biện pháp điều trị.

Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

Xơ gan tiến triển có thể gây ra tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa với các triệu chứng như sau:

  • Ói ra máu: Nguyên nhân do tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm giãn hoặc vỡ tĩnh mạch thực quản dẫn tới xuất huyết tiêu hóa. Đây là triệu chứng điển hình của người bệnh và là nguyên nhân dẫn tới tử vong hàng đầu nếu không có biện pháp điều trị.
  • Cường lách
  • Xuất huyết não do giảm tiểu cầu
  • Da niêm…

Biến chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, các biến chứng phải kể tới như:

  • Giãn và vỡ tĩnh mạch thực quản
  • Xuất huyết tiêu hóa do giãn, vỡ tĩnh mạch thực quản gây ra
  • Thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa
  • Rối loạn đông máu do gan không tổng hợp được các yếu tố đông máu
  • Cường aldosteron
  • Suy giảm chức năng gan, thận
  • Bệnh lý não

Làm thế nào chẩn đoán xơ gan và tăng huyết áp tĩnh mạch cửa?

Để chẩn đoán xơ gan, bác sĩ bắt đầu khám sức khỏe, hỏi xem các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, tiền sử sức khỏe và lối sống của người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để kiểm tra gan, xét nghiệm máu, siêu âm gan…để phục vụ cho chẩn đoán.

  • Xét nghiệm máu có thể phát hiện viêm gan, nồng độ men bất thường hoặc các tế bào máu bất thường.
  • Siêu âm gan
  • Sinh thiết gan: Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định làm sinh thiết gan bằng cách lấy một mẫu mô gan để xem xét nó trong phòng thí nghiệm.

Nếu bị xơ gan, bác sĩ có thể kiểm tra tăng huyết áp tĩnh mạch cửa. Đồng thời kiểm tra xem có bị tích tụ chất lỏng ở bụng không (cổ trướng). Bác sĩ kiểm tra tình trạng sưng hoặc áp lực trong mạch máu xung quanh tĩnh mạch cửa.  Bác sĩ có thẻ thực hiện các xét nghiệm hình ảnh hoặc xét nghiệm khác nhằm chẩn đoán tăng huyết áp tĩnh mạch cửa, có thể làm nội soi.

Điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan

Đối với trẻ nhỏ:

Tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ngoài gan trong một thời gian dài mà không được điều trị dẫn tới xơ gan và được chỉ định cấy ghép gan. Do tình trạng xuất huyết tiêu hóa giảm dần khi trẻ lớn nên chỉ định cấy ghép gan cần được cân nhắc thật kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, điều trị bảo tồn còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tiềm tàng khác.

Đối với người bệnh xơ gan:

Ở người bệnh xơ gan, điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa bao gồm:

  • Điều trị hồi sức, chống sốc
  • Điều trị khôi phục lượng máu trong tĩnh mạch
  • Điều trị cầm máu
  • Điều trị dự phòng xuất huyết tiêu hóa tái phát

Cụ thể điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan như sau:

Điều trị hồi sức tích cực và chống sốc:

Mục đích của việc điều trị nhằm ổn định huyết động, đảm bảo huyết sắc tố bằng truyền dung dịch cao phân tử (Dextran, Hemocel, …), tiếp theo là Glucose 5% và truyền máu.

Người bệnh xơ gan cần được điều trị kiểm soát chứng đông máu, giảm tiểu cầu bằng truyền plasma tươi hoặc khối tiểu cầu. Trong trường hợp truyền dịch và máu không đáp ứng, huyết áp không tăng có thể dùng thuốc điều trị vận mạch chẳng hạn như Dopamin, Noradrenalin, …

Điều trị cầm máu: 

Điều trị cầm máu trên người bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan có 3 phương pháp như sau:

  • Nội soi đặt sonde (bóng chèn) để cầm máu
  • Kỹ thuật TIPS
  • Đặt stent thực quản tự bung

Trong 3 phương pháp trên, nội doi đặt bóng chèn được thực hiện khi huyết động của người bệnh ổn định. Nếu phương pháp điều trị này thất bại, người bệnh được chỉ định TIPS để điều trị biến chứng xuất huyết tiêu hóa tái phát. Đây là kỹ thuật can thiệp nội mạch, ít xâm lấn, hạn chế tình trạng giãn và vỡ tĩnh mạch thực quản, ít biến chứng sau can thiệp, áp lực tĩnh mạch cửa giảm, máu được lưu thông tốt, các búi giãn biến mất, không tái phát xuất huyết tiêu hóa.

Điều trị dự phòng xuất huyết tiêu hóa: 

Với người bệnh xơ gan gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa cần được điều trị dự phòng xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản và chảy máu.

Điều trị làm giảm áp tĩnh mạch cửa bằng thuốc vận mạch (Octreotide, Somatostatin, Terlipressin, …) trước khi thực hiện nội soi trong trường hợp nghi ngờ vỡ tĩnh mạch. Sau đó, điều trị kháng sinh dự phòng (Ceftriaxone, Quinolon), dự phòng não gan (Duphalac, Philpovin, …) và một số loại thuốc khác như vitamin K, giảm tiết acid, Transamin, …

Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng xuất huyết tiêu hóa tái phát như:

  • Phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ bằng mạch nhân tạo
  • Phẫu thuật cắt lách và nối tĩnh mạch lách, tĩnh mạch thận
  • Phẫu thuật Sugiura để tách rời những tĩnh mạch nối giữa tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch đơn.

Đối với người bệnh xơ gan: 1

Điều trị dự phòng để hạn chế xuất huyết tiêu hóa làm tăng nguy cơ tử vong

Bệnh nhân xơ gan gây tăng áp lực tĩnh mạch cử cần được điều trị dự phòng để hạn chế tình trạng xuất huyết tiêu hóa làm tăng nguy cơ tử vong. Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường và protein trong bữa ăn. Trong trường hợp bị sưng hoặc đang bị tích tụ chất lỏng hãy tránh đồ ăn có chứa muối hoặc natri.

Đừng quên thường xuyên truy cập thietbiyteminhhung.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin tư vấn máy đo huyết áp hữu ích khác nhé. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

Hãy nhanh tay liên hệ 0901.145.200 để được đội ngũ nhân viên năng động và nhiệt tình của Thiết bị Y tế Minh Hưng - Thiết bị Y tế Đà Nẵng  tư vấn miễn phí về Máy đo huyết áp tại Đà Nẵng. Minh Hưng sẽ mang đến những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe của bạn. Hãy để Minh Hưng đồng hành để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình bạn ! Chúc các bạn sức khỏe.

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết của Thiết bị Y Tế Minh Hưng!

Mua Máy đo huyết áp chính hãng tại chuỗi cửa hàng của chúng tôi:

Mời bạn tham khảo một số mẫu huyết áp bán chạy nhất tại Thiết Bị Y Tế Minh Hưng - Thiết Bị Y Tế Đà Nẵng

>>> Xem thêm: MÁY ĐO HUYẾT ÁP OMRON HEM 7120

>>> Xem thêm: MÁY ĐO HUYẾT ÁP MICROLIFE BP A3 BASIC

>>> Xem thêm:BỘ ĐO HUYẾT ÁP ALPK2 [LIÊN DOANH]

>>> Xem thêm:MÁY ĐO HUYẾT ÁP BẮP TAY ALPK2 - 231

Scan QR code để kết nối ngay.

ZALO

FACEBOOK

 

Thiết Bị Y Tế Minh Hưng
Thiết Bị Y Tế Minh Hưng
0901145200